Để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân trong quá trình nội soi, hiện nay một số đơn vị y tế đã đầu tư máy rửa ống nội soi tiêu hóa được phân phối bởi công ty thiết bị y tế VIETCOMMED
- Máy rửa ống nội soi là gì?
Máy rửa ống nội soi là một hệ thống khử trùng cao cấp giúp bảo vệ bệnh nhân và thiết bị y tế một cách tốt nhất trong quá trình nội soi. Máy rửa ống nội soi mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội như:
- Thiết bị nội soi được làm sạch, đảm bảo vô trùng vô khuẩn
- Tránh lây chéo cho người bệnh
- Không gây độc hại cho cán bộ y tế hay bệnh viện
- Thời gian vệ sinh tiệt trùng khoảng 15 phút
Thông thường, thủ thuật nội soi ví dụ như nội soi tiêu hóa bằng phương pháp gây mê không gây nguy hiểm nhưng thiết bị nội soi cần được đảm bảo sạch sẽ, tránh cho bệnh nhân bị nhiễm trùng. Với những lợi ích mà máy rửa nội soi đem lại, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký nội soi tại bệnh viện. VIETCOMMED cam kết sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng và chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất.
- Quy trình vệ sinh tiệt trùng ống nội soi tiêu hóa
Dụng cụ và hóa chất cần chuẩn bị:
- Chậu đựng dung dịch khử khuẩn
- Máy rửa tự động
- Gạc sạch
- Dung dịch khử khuẩn (Cidex)
- Dung dịch tẩy rửa (Cidezyme)
- Cồn 70 hoặc 90 độ
- Quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính bảo vệ mắt cho kỹ thuật viên làm công tác khử khuẩn máy nội soi
Làm sạch các chất nhầy và dịch tiết của bệnh nhân trên máy soi
Ngay sau khi rút ống nội soi ra khỏi bệnh nhân:
- Đưa đầu ống soi vào dung dịch chất tẩy rửa Cidezyme hút khoảng 30ml dung dịch chất tẩy rửa làm tan và sạch chất nhầy và dịch tiết bám bên trong kênh thủ thuật của máy soi.
- Dùng gạc sạch nhúng trong dung dịch tẩy Cidezyme vuốt dọc phía ngoài của ống soi để loại bỏ chất nhầy và dịch tiết bám phía ngoài của ống soi.
- Tháo rời tất cả các van của ống soi, ngâm các van vào dung dịch chất tẩy rửa.
- Thử rò rỉ máy soi.
Khử khuẩn ống nội soi tiêu hóa
Với máy rửa ống nội soi tiêu hóa, chỉ cần xếp ống soi vào trong máy rửa theo hướng dẫn và cho máy rửa vận hành theo chương trình đặt sẵn gồm các bước:
Bước 1: Ngâm rửa bằng nước sạch lần 1
Bước 2: Ngâm rửa bằng dung dịch tẩy rửa Cidezyme
Bước 3: Ngâm rửa bằng nước sạch lần 2
Bước 4: Ngâm rửa bằng dung dịch khử khuẩn Cidex (dung dịch quan trọng nhất giúp loại bỏ vi khuẩn)
Bước 5: Ngâm rửa bằng nước sạch lần 3
Bước 6: Tiệt trùng 1 lần nữa bằng cồn 90 độ
Bước 7: Sấy khô máy tự động trong và ngoài
Sau 7 bước trên, khi kết thúc chương trình chạy của máy rửa thì ống nội soi có thể lấy ra dùng cho bệnh nhân tiếp theo hoặc đem cất vào quy định. Với máy rửa ống nội soi tiêu hóa tự động, nhân viên y tế không cần can thiệp quá nhiều trong quá trình vệ sinh tiệt trùng.
Trên đây là chia sẻ của công ty Thiết bị y tế VIETCOMMED về quy trình tiệt trùng ống nội soi tiêu hóa. Để yên tâm khi chọn mua máy rửa ống nội soi chất lượng hãy liên lạc với chúng tôi để được hưởng dịch vụ và giá thành tốt nhất.