Bạn đang dự định muốn mở một Phòng khám hay Bệnh Viện, bạn đang cần có một ý tưởng để hoàn thiện mục tiêu tổng thể của bạn.
Với sự trợ giúp một phần của công ty TNHH thiết bị y tế Vietcommed có thể đóng góp những ý tưởng của bạn để hoàn thiện hơn với mục tiêu bạn đề ra.
Về Nhân Lực
Bác sĩ khám chữa bệnh:
– Bác sĩ đăng ký các chuyên khoa chính phải làm việc toàn thời gian hoạt động của phòng khám, ít nhất 08h/ngày trong thời gian phòng khám đăng ký hoạt động. Các bác sĩ phụ làm thêm không được trùng thời gian đăng ký KCB với cơ sở Y tế khác.
– Tất cả bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề. Để cấp được chứng chỉ hành nghề phải có văn bằng chuyên môn ( chuyên khoa ) liên quan. Bác sĩ Ngoại có thể đăng ký làm thêm Sản, Bác sỹ Nội có thể làm thêm Nhi nếu có đủ chứng chỉ.
Yêu cầu cán bộ cận lâm sàng
Ngoài các chuyên khoa khám bệnh trên, muốn làm thêm cận lâm sàng nào thì phải có Bác sĩ KTV của chuyên khoa đó. Tuy nhiên, Bác sĩ có thể đăng ký kiêm nhiệm thêm các chuyên khoa khác, như chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng nếu có đủ chứng chỉ.
– Siêu âm, X-Quang, CT-scanner : bác sĩ chẩn đoán hình ảnh
– Xét nghiệm: Cử nhân xét nghiệm hoặc Bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm
– Điện tim, điện não… Bác sĩ có các chứng chỉ thăm dò chức năng tương ứng
Về Cơ Sở
Xây dựng mới hoặc tu bổ cơ sở hiện có nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ y tế đã ban hành đối với chức năng của các phòng ban.
Xin Cấp phép hoạt động
a. Cấp phép và lắp đặt điện 3 pha
Với phòng khám có sử dụng các máy X-Quang thì ngay từ khi bắt đầu, mọi người hãy liên hệ Điện lực tại địa phương để chuẩn bị. Quá trình triển khai điện này nên tham khảo kỹ thuật thiết bị y tế để lựa chọn loại dây cáp điện, các thiết bị phụ trợ phư hợp như: ổn áp, Aptomat, máy phát dự phòng…
b. Cấp phép an toàn bức xạ từ Sở khoa học công nghệ
Do thủ tục này khá phức tạp nên ngay khi xác định được loại thiết bị sẽ mua thì các phòng khám nên tiến hành làm hồ sơ trước, đến khi máy lắp xong thì mời sở KHCN về thẩm định. Như vậy để rút ngắn thời gian lấy giấy phép phóng xạ để hoàn thiện hồ sơ cấp phép hoạt động phòng khám với Sở Y Tế.
c. Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh
– Đăng ký kinh doanh là bắt buộc, đăng ký hộ cả thể hoặc doanh nghiệp và nó không phải là giấy phép hoạt động
– Khám chữa bệnh tư nhân được nhà nước khuyến khích đầu tư, gần như không mất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế phải đóng không đáng kể là: môn bài, môi trường, VAT…
– Giấy phép kinh doanh khác với giấy phép của Sở Y tế. Thông thường giấy phép kinh doanh “ khám chữa bệnh “ là ngành nghề có điều kiện, chỉ được cấp đăng ký kinh doanh kho có giấy phép từ SYT.
– Nếu chỉ là phòng khám nhỏ, chuyên khoa và quy mô gia đình thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể để tiện quản lý và khai báo với cơ quan chức năng.
– Nếu có khám bảo hiểm, hoặc phòng khám đa khoa thì nên thành lập luôn công ty và phòng khám trực thuộc công ty. Chỉ khi có dấu của công ty mới được xuất hóa đơn khi khám dịch vụ, khám bảo hiểm…
d. Xin cấp phép phòng khám
Tốt nhất, thông qua các mối quan hệ hãy đến Phòng hành nghề Y để gặp cán bộ phụ trách của SYT nhờ họ tư vấn phù hợp với điều kiện và đúng pháp luật.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, mọi người sẽ biết được quy trình chuẩn để mở phòng khám tư nhân, bệnh viện một cách tốt nhất.
Tags: dao mổ tai mũi họng, dao mổ tai mũi họng hà nội, dao mổ tai mũi họng miền bắc, mua dao mổ tai mũi họng