CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG MÁY NỘI SOI

Ra đời vào những năm 1960, máy nội soi trở thành một cuộc cách mạng, mở ra kỉ nguyên mới trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Kể từ khi ra đời, máy nội soi đã phát triển vô cùng nhanh chóng và không ngừng cải tiến như máy nội soi mềm video, chất lượng hình ảnh, ánh sáng được cải thiện một cách xuất sắc.

1. Nguyên lý cấu tạo của máy nội soi

Máy nội soi hoạt động dựa trên nguyên lý đưa ánh sáng từ các sợi cáp quang vào cơ thể con người. Các sợi cáp quang này có đường kính chỉ 2 – 3 mm và có khoảng 20.000 – 30.000 sợi thủy tinh nhỏ với đường kính 10mm. Ánh sáng được tập trung trong từng sợi cáp quang và hoạt động dựa vào nguyên lý khúc xạ bên trong. Với cấu tạo này, ánh sáng có thể được dẫn truyền một cách tốt nhất mà không tiêu hao nhiều ngay cả với đường dẫn dài. Vật kính truyền hình ảnh được trang bị ở đầu dây dẫn hiện nay đã được gắn thêm CCD (Charge Coupling Device – chip), loại chip này có đến khoảng 33.000 điểm cảm ứng giúp cho hình ảnh truyền về máy chủ giúp hình ảnh trở nên vô cùng sắc nét và chân thật. Bên cạnh đó, tất cả các màu sắc được truyền về một cách rõ nét chính là nhờ đến màng lọc màu được trang bị trong máy nội soi. 2. Cấu tạo máy nội soi

Phần chỉnh máy:

  • Nút điều chỉnh lên – xuống và khoá để cố định.
  • Nút điều chỉnh trái – phải và khoá để cố định.

Phần thân máy (phần máy cho vào bệnh nhân): Bao gồm 3 phần:

  • Phần mềm (Flexible Portion).
  • Phần cong (Bending Section).
  • Đầu máy (Distal End).

Dây dẫn chung

  • Bó sợi cáp quang dẫn ánh sáng.
  • Đường bơm khí và nước.
  • Đường hút.
  • Dây dẫn điện cho hệ thống tiếp xúc tự động dùng trong các thủ thuật.

Phần nối với nguồn sáng

  • Phần trực tiếp nối với nguồn sáng.
  • Đường dẫn khí.
  • Phần tiếp xúc điện.

Cấu tạo bên ngoài của máy soi :

  • Phần nối với máy hút.
  • Phần nối với nguồn điện.
  • Phần nối với bình nước.

3. Cách sử dụng máy nội soi

Cầm máy: điều chỉnh tư thế của bệnh nhân sao cho đường đi của máy nội soi thẳng từ miệng tới dạ dày. Tay trái bác sĩ cầm máy, ngón tay trỏ điều khiển bơm hơi nước, van hút,… Ngón cái điều chỉnh lên xuống. Tay phải giữ nhiệm vụ điều chỉnh các thiết bị bên ngoài phục vụ cho quá trình nội soi.

Lưu ý: để phần tiếp xúc giữa phần cứng và phần mềm của máy luôn thẳng, tránh bị uốn cong vì có thể gây ra các tình trạng hư hỏng hoặc hình ảnh truyền về máy chủ không rõ nét.

Đưa máy vào người bệnh nhân: cần bôi trơn phần đầu máy để đưa vào cơ thể dễ dàng hơn, phải nhẹ nhàng tránh làm cho bệnh nhân khó chịu hay giật mình gây cảm giác hoang mang.

Quan sát: vừa đưa máy vừa quan sát những hình ảnh được truyền ra ngoài. Lưu ý phải luôn bơm hơi đủ cho quá trình này vì nếu cứ đẩy máy đi mà không nhìn thấy sẽ gây ra một số tổn thương cho bệnh nhân.

Lưu ý: không bơm quá nhiều hơi trong người bệnh nhân vì sẽ làm bệnh nhân thấy khó chịu. Nếu có thể hãy hút bớt hơi trong người bệnh nhân ra.

Điều chỉnh ánh sáng: điều chỉnh ánh sáng sao cho vừa đủ để quan sát.

Vệ sinh chất bẩn: công việc này giúp cho quá trình quan sát trở nên dễ dàng hơn. Nếu cần thiết, sử dụng nước để rửa chất bẩn ngay tại nơi quan sát.

Sinh thiết: trước khi sinh thiết cần kiểm tra thật kỹ càng kìm sinh thiết theo đúng quy định. Kìm sinh thiết phải luôn đóng khi đưa vào cơ thể cũng như khi đưa ra ngoài. Cần di chuyển một cách nhẹ nhàng, từ từ từng đoạn một để tránh gây hư hỏng cho kìm. Quan sát đầu kìm sinh thiết kĩ càng khi đưa vào dạ dày, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương cho niêm mạc (rách, thủng,…).

Dùng kìm cắt niêm mạc sau đó cẩn thận đưa kìm sinh thiết ra ngoài. Nhớ kìm sinh thiết phải luôn đóng để tránh rơi mẫu sinh thiết, tránh gây tổn thương cho bệnh nhân, tránh hư hỏng cho kìm sinh thiết,…

Rút máy soi: trước khi rút máy soi ra ngoài, cần tháo các bộ phận như kìm sinh thiết, kim tiêm cầm máu. Sau đó hút hết hơi trong dạ dày của bệnh nhân ra, để khóa điều khiển ở vị trí “F” rồi từ từ, nhẹ nhàng đưa máy soi ra ngoài cơ thể, vừa rút vừa quan sát thật cẩn thận. Ở khâu này, nếu không cẩn thận để đầu máy bị cong, có thể sẽ làm tổn thương cho bệnh nhân và kẹt máy vì bị gấp tại thực quản,…

Máy nội soi là một tiến bộ của con người giúp cho việc chẩn đoán và chữa bệnh trở nên nhanh chóng hơn. Hiện nay, Công ty Thiết bị y tế Vietcommed chuyên cung cấp các loại máy nội soi cao cấp đến từ thương hiệu nổi tiếng như Olympus – thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực máy nội soi. Công ty cam kết đưa đến những sản phẩm chính hãng, chất lượng nhất. Cùng với đó là những chính sách và phục vụ tận tình như vận chuyển, lắp đặt và bảo trì. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới:

CÔNG TY TNHH ™ THIẾT BỊ Y TẾ VIETCOMMED

VPGD:  20 Ngõ 89 Lương Đình Của, Hà Nội

Hotline: 0989086869Web: vietcommed.com

Tags: , , , ,