TƯ VẤN ĐẦU TƯ: X Y DỰNG PHÒNG KHÁM VÀ BỆNH VIỆN TƯ NHÂN CẦN NHỮNG GÌ (PHẦN I : CHUẨN BỊ)

 

Bạn đang muốn đầu tư một Phòng khám hay Bệnh viện nhưng lại băn khoăn không biết phải làm những gì, cần bao nhiêu tiền và bắt đầu từ đâu?

 

Với những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này đặc biệt là những người đã từng xây dựng và điều hành một Phòng khám hay Bệnh viện thì việc đó không quá khó khăn. Tuy nhiên, với hầu hết những ai mới bắt đầu thì lại không hề đơn giản, nhất là với các Y bác sỹ lần đầu Startup.

 

Qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tư vấn xây dựng, lắp đặt trang thiết bị Y tế và hỗ trợ các thủ tục hành chính cho nhiều Bệnh viện, phòng khám. Chúng tôi điểm lại các giai đoạn cơ bản mà bất kỳ một Cơ sở y tế nào cũng phải trải qua và chuẩn bị

 

BƯỚC I: CHUẨN BỊ CON NGƯỜI

 

Y tế là một ngành đặc thù bởi độ khó, sự rủi ro và áp lực nhiều. Ngoài ra nhân sự hiện nay vẫn còn thiếu, nhất là các chuyên khoa như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm… gây nhiều khó khăn cho việc đáp ứng “ khả năng chuyên môn cần thiết “ cho cơ sở y tế khi hoạt động.

 

Khi có ý tưởng rồi đến kế hoạch đầu tư xây dựng Phòng khám, người đầu tư tìm đến các bác sĩ tiềm năng thông qua các mối quan hệ. Nếu không hiểu có sự cam kết chắc chắn bằng hình thức ràng buộc nào đó với những Bác sĩ hứa hảo sẽ tham gia khi phòng khám xây dựng xong, thì nguy cơ họ thay đổi cũng rất cao. Có một số cách thực tế hay làm để ràng buộc Bác sĩ như: giữ bằng gốc, chứng chỉ chuyên môn, cho góp cổ phần đầu tư…

 

Những mô hình phòng khám có sự góp vốn của đông người phải thật sự cảnh giác, nhất là các bác sĩ cùng góp vốn đầu tư. Nhược điểm của người Việt nam nói chung là hễ làm ăn chung với nhau dễ xảy ra mâu thuẫn, xuất phát từ các mâu thuẫn: đầu tư mua sắm, cách thức hoạt động, quản lý… và hay gặp hơn cả là sự mâu thuẫn về lợi ích. Những người bạn bè, người thân khi đầu tư với nhau, lúc khó khăn thì chưa nghĩ gì nhưng đến khi Bệnh viện, Phòng khám làm ăn được thì sinh mâu thuẫn về lợi ích. Thậm chí người được giao đi mua sắm bớt xén, gửi giá… tư lợi cá nhân.

 

Thực thế đã cho thấy, có rất ít mô hình đầu tư Bệnh viện, Phòng khám đông người thành công được.

 

Để giải quyết việc này cần chú ý ngay từ đầu:

 

– Thống nhất tổng mức đầu tư, hoạch định định hướng phát triển và giao việc cũng như lộ trình cụ thể cho mỗi cá nhân. Đến thời điểm nào là phải góp đủ tiền, chuẩn bị xong việc gì. Nếu cá nhân nào quá chậm trễ, viện cớ không hợp lý thì nên loại khỏi danh sách và điều chỉnh lại.

 

– Xây dựng 1 bản quy định về vốn góp, chia lợi nhuận, phân công trách nhiệm và phải được sự thống nhất của tất cả các Cổ đông

 

– Họp bàn và thống nhất phương án chi tiết đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất và nhất là các Trang thiết bị y tế, các cổ đông cũng nên giám sát chéo lẫn nhau, lắng nghe thông tin nhiều chiều khi mua sắm về nhân sự phục vụ cho hoạt động của các phòng khám theo quy định của Thông tư 41/2015/TT-BYT ngày 16-11-2015.

 

Trong đó cần lưu ý

 

  1. Phòng khám đa khoa là phòng khám có từ 2/4 chuyên khoa chính nội, ngoại, sản, nhi trở lên

 

2 Bác sỹ khám chữa bệnh:

 

– Bác sỹ đăng ký các chuyên khoa chính phải làm việc toàn thời gian hoạt động của phòng khám, ít nhất 08h/ngày trong thời gian phòng khám đăng ký hoạt động. Các bác sĩ phụ làm thêm không được trùng thời gian đăng ký KCB với cơ sở Y tế khác.

– Tất cả bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề. Để cấp được chứng chỉ hành nghề phải có văn bằng chuyên môn ( chuyên khoa ) liên quan. Bác sĩ Ngoại có thể đăng ký làm thêm Sản, Bác sỹ Nội có thể làm thêm Nhi nếu có đủ chứng chỉ.

 

  1. Yêu cầu cán bộ cận lâm sàng

 

Ngoài các chuyên khoa khám bệnh trên, muốn làm thêm cận lâm sàng nào thì phải có Bác sĩ, KTV của chuyên khoa đó. Tuy nhiên, Bác sĩ có thể đăng ký kiêm nhiệm thêm các chuyên khoa khác, như chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng nếu có đủ chứng chỉ.

 

– Siêu âm, X-Quang, CT-scanner phải có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

– Xét nghiệm: phải có cử nhân xét nghiệm hoặc Bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm

– Điện tim, điện não… phải có Bác sĩ có các chứng chỉ thăm dò chức năng tương ứng

 

BƯỚC II: CHUẨN BỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG

 

  1. Lựa chọn được 1 vị trí hợp lý góp phần quyết định việc thành hay bại khi đầu tư.

 

– Vị trí không nên quá gần các cơ sở y tế tương đương, lớn hơn, tiềm năng hơn khác đang hoạt động tốt.

 

– Tìm hiểu mật độ, đời sống dân cư, khả năng đáp ứng của đối thủ hiện tại, họ đã chiếm lĩnh được bao nhiêu %

 

– Thực tế, với mật độ dân cư trung bình thì PKĐK cách nhau 10km trở lên, BVĐK cách nhau từ 20km. Hoặc mỗi huyện trung bình có 01 BVĐK quy mô 200 giường bệnh và 01 Phòng khám đa khoa lớn là có thể hoạt động tốt

 

– Y tế là lĩnh vực rất đặc thù nhất là với Cơ sở khám chữa bệnh, để xây dựng uy tín cần thời gian rất lâu, nhanh nhất là 2 năm không thì phải tới 4-5 năm.

 

– Nhận diện vị trí là một hành vi tiêu dùng rất quan trọng, góp phần quyết định đến thành công của Phòng khám. Do đó, tốt nhất là các phòng khám nên tự xây dựng trên đất và nhà của mình. Trường hợp phải đi thuê thì nhất định phải thuê dài hạn và làm chủ được thời gian cũng như chi phí thuê

 

  1. Thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với khả năng khai thác

 

2.1 Xây dựng mới

 

– Nếu xây mới, tốt nhất phải tham khảo kỹ các quy định về quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng cơ sở y tế của BYT và cố gắng đáp ứng ở mức tối đa để tránh rắc rối khi thẩm định, cấp phép cũng như thuận lợi khi hoạt động chuyên môn.

 

– Nên tham khảo trực tiếp các Cơ sở y tế tương đương về quy mô, cùng mô hình hoạt động đã hoạt động thành công.

 

– Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước, ở đây là cán bộ Hành nghề y dược tư nhân của SYT

 

– Tham khảo ý kiến của các đơn vị lắp đặt, cung cấp trang thiết bị để nhờ họ tư vấn quy hoạch và sắp xếp phòng ốc cho phù hợp với lắp đặt và vận hành thiết bị

Cuối cùng, khi đã có đầy đủ thông tin thì mời tư vấn thiết kế và xây dựng đến thực hiện theo yêu cầu và điều kiện của mình

 

2.2 Cải tạo, nâng cấp từ cơ sở cũ

 

Thông thường việc cải tạo sẽ gây nhiều khó khăn về việc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn theo quy định của BYT. Một số nguyên tắc cơ bản liên quan đến cải tạo cơ sở hạ tầng là:

 

– Tiếp đón, lễ tân luôn ở đầu tiên, tiếp đến là các phòng khám tổng hợp hoặc và chuyên khoa.

 

– Các phòng có tính lây nhiễm, liên quan đến chất thải như xét nghiệm, nội soi thì bố trí phía cuối gần khu vệ sinh.

– Phòng chụp X-Quang tốt nhất là bố trí tách hẳn khu khác, cách khu nhiều người đi lại từ 5m. Nếu không tách được thì phải bố trí cuối cùng và phải làm hệ thống chống phóng xạ đúng tiêu chuẩn.

 

BƯỚC III: XIN CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG

 

Tùy vào mô hình hoạt động, độ phức tạp và thời gian xin phép càng lâu và gần như không thể đúng theo kế hoạch ban đầu đưa ra. Có một số lưu ý khi xin cấp phép liên quan đến hoạt động phòng khám

 

  1. Cấp phép và lắp đặt điện 3 pha

 

Với phòng khám có sử dụng các máy X-Quang thì ngay từ khi bắt đầu, mọi người hãy liên hệ Điện lực tại địa phương để chuẩn bị. Quá trình triển khai điện này nên tham khảo kỹ thuật thiết bị y tế để lựa chọn loại dây cáp điện, các thiết bị phụ trợ như hợp như: ổn áp, aptomat, máy phát dự phòng…

 

  1. Cấp phép an toàn bức xạ từ Sở khoa học công nghệ

 

Do thủ tục này khá phức tạp nên ngay khi xác định được loại thiết bị sẽ mua thì các phòng khám nên tiến hành làm hồ sơ trước, đến khi máy lắp xong thì mời sở KHCN về thẩm định. Như vậy để rút ngắn thời gian lấy giấy phép phóng xạ để hoàn thiện hồ sơ cấp phép hoạt động phòng khám với Sở Y Tế.

 

  1. Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh

 

Bước này hầu như các chủ phòng khám đều lùng túng, không biết nên thế nào cho hợp lý. Nhưng mọi người cần biết một số vấn đề sau

 

– Đăng ký kinh doanh là bắt buộc, đăng ký hộ cả thể hoặc doanh nghiệp và nó không phải là giấy phép hoạt động

 

– Khám chữa bệnh tư nhân được nhà nước khuyến khích đầu tư, gần như không mất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế phải đóng không đáng kể là: môn bài, môi trường, VAT…

– Giấy phép kinh doanh khác với giấy phép của Sở Y tế. Thông thường giấy phép kinh doanh “ khám chữa bệnh “ là ngành nghề có điều kiện, chỉ được cấp đăng ký kinh doanh kho có giấy phép từ SYT.

 

– Nếu chỉ là phòng khám nhỏ, chuyên khoa và quy mô gia đình thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể để tiện quản lý và khai báo với cơ quan chức năng.

 

– Nếu có khám bảo hiểm, hoặc phòng khám đa khoa thì nên thành lập luôn công ty và phòng khám trực thuộc công ty. Chỉ khi có dấu của công ty mới được xuất hóa đơn khi khám dịch vụ, khám bảo hiểm…

Khi đã thành lập công ty thì các phòng khám cũng nên có một kế toán có kinh nghiệm, hoặc nếu không thì nhờ các công ty dịch vụ làm thuế.

 

– Nếu muốn có cơ sở pháp lý để ký hợp đồng với nhân sự, công ty cung cấp dịch vụ thì cứ thành lập công ty trước. Tuy nhiên không khai báo khám chữa bệnh để tránh điều kiện kinh doanh, sau này bổ sung ngành nghề kinh doanh vào giấy phép kinh doanh đơn giản hơn nhiều

 

  1. Xin cấp phép phòng khám

 

Tốt nhất, thông qua các mối quan hệ hãy đến Phòng hành nghề Y để gặp cán bộ phụ trách của SYT nhờ họ tư vấn phù hợp với điều kiện và đúng pháp luật. Tuy nhiên các phòng khám cần chú ý, ban đầu nên đăng ký tối thiểu để giảm bớt các điều kiện khó khăn như nhân sự: làm nhau vậy để nhanh chóng đi vào hoạt động, vừa hoạt động vừa hoàn thiện và đăng ký thêm sau

 

(còn tiếp)

Tags: , , ,